Đảm bảo an toàn khi sử dụng mạng xã hội
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội để giao lưu, mua bán và trao đổi thông tin đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người trong đời sống hiện nay. Nhưng mạng xã hội cũng là nơi ẩn giấu những nguy hiểm không lường trước được; nguy cơ bị đánh cắp mật khẩu, bị thu thập thông tin cá nhân cho mục đích bắt cóc, tống tiền, sở thích, ưu nhược điểm của cá nhân. Vì thế, mỗi người cần phải biết cách tự bảo vệ mình khi tham gia mạng xã hội.
Ảnh minh họa
Các biện pháp để đảm bảo an toàn khi sử dụng mạng xã hội như sau:
1. Quản lý chặt chẽ thông tin cá nhân, cần cân nhắc trước khi đăng hình ảnh: Thông tin cá nhân được đưa lên mạng xã hội có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Những thông tin dễ bị lợi dụng là những thông tin cá nhân được chia sẻ công khai trên mạng xã hội như: hình ảnh, sở thích, email, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng hoặc cơ quan, danh sách người thân,... Vì vậy, cần hết sức cẩn thận khi chia sẻ những thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
2. Yêu cầu đặt mật khẩu (mạnh, khó đoán, dễ nhớ (không ghi ra bất kỳ đâu), thường xuyên thay đổi, không chia sẻ), đổi mật khẩu định kỳ và không chọn tính năng lưu mật khẩu trên trình duyệt cho lần đăng nhập sau: Việc đặt mật khẩu đủ dài và phức tạp là yêu cầu cần thiết. Người dùng tuyệt đối không đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng xã hội. Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm bảo an toàn. Mật khẩu mạnh có chứa kí tự hoa, thường, đặc biệt, các số và các dấu chấm câu và sử dụng một mật khẩu cho mỗi trang web. Mật khẩu được lưu trữ trên trình duyệt web có thể dễ dàng bị đánh cắp bởi một phần mềm độc hại có tên là Redline Stealer.
3. Hãy kiểm tra tên miền website trước khi tiến hành đăng nhập tài khoản; xác minh lại khi đột nhiên bạn bè trên FB gửi file cho mình, cẩn thận khi muốn tải bất cứ thứ gì về thiết bị: Để tránh truy cập vào các website lừa đảo, bị đánh cắp thông tin và phòng tránh nhiễm mã độc. Đối với bất kỳ trang web nào mà bạn truy cập, đặc biệt là những trang mà bạn thực hiện giao dịch (chẳng hạn như các trang web thương mại điện tử), điều quan trọng là chúng phải đáng tin cậy. Một yếu tố chính cần chú ý là chứng chỉ bảo mật/SSL. Điều này có nghĩa là, tìm các URL bắt đầu bằng “HTTPS” thay vì “HTTP” (chữ “S” là viết tắt của “secure” (an toàn)) và có biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ. Các tín hiệu tin cậy khác bao gồm:
- Văn bản không có lỗi chính tả và ngữ pháp – các thương hiệu uy tín sẽ nỗ lực để đảm bảo trang web của họ được viết tốt và được hiệu đính.
- Hình ảnh không bị vỡ điểm ảnh và vừa khớp với chiều rộng của màn hình.
- Quảng cáo mang lại cảm giác tự nhiên và không quá áp đảo.
- Không có thay đổi đột ngột về màu sắc hoặc chủ đề. Trong một số trường hợp, khi người dùng đã tương tác với một trang web cụ thể và quay lại trang quen thuộc từ một liên kết, những thay đổi nhỏ về màu sắc hoặc thiết kế có thể là dấu hiệu của sự giả mạo.
- Các tiêu chuẩn thanh toán trực tuyến được chấp nhận – các trang web thương mại điện tử hợp pháp chỉ sử dụng cổng thanh toán thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hoặc PayPal. Nếu một trang web đang sử dụng một hình thức chuyển tiền kỹ thuật số khác để chấp nhận thanh toán thì đó có thể là trang web lừa đảo.
4. Không trả lời các câu hỏi thăm dò: Để không bị mất thông tin cá nhân.
5. Không kết bạn với những người chưa quen biết: Để tránh lừa đảo qua mạng, tuyệt không chấp nhận kết bạn với người lạ qua Facebook, Zalo, Viber, Telegram... để thực hiện các giải pháp "nhanh" cho bất kỳ dịch vụ công nào khi chưa xác minh được tài khoản đó là ai.
6. Không nên hoặc cần rất thận trọng khi click và các đường link liên kết trong các bài viết trên FB, mail của người lạ.
7. Cần nhớ số điện thoại, email khi đăng ký FB để khôi phục lại mật khẩu khi cần thiết.
8. Dùng trình duyệt ẩn danh nếu không đăng nhập ở máy tính cá nhân: việc đăng nhập ở các máy tính khác bằng phần mềm ẩn danh sẽ không lưu lại lịch sử trình duyệt, mật khẩu mạng xã hội của bạn và đảm bảo tính an toàn hơn; mở trình duyệt ẩn danh bằng cách bấm giữ 3 phím Shift, Ctrl, N.
Thùy Trang (Tổng hợp)